当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Dortmund, 3h00 ngày 12/2: Căng như dây đàn 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Shan United, 16h30 ngày 11/2: Không thể cản bước
Bản thân tôi là người không kiếm được nhiều tiền, công việc cũng chỉ nhàng nhàng đủ sống. Vợ cũng phải nai lưng chật vật kiếm thêm đồng ra đồng vào. Nhưng 8 năm lấy nhau, vợ chồng cũng cố gắng chắt bóp vay mượn, mua được một căn hộ chung cư trả góp.
Ngày dọn ra ngoài ở riêng, vợ chồng tôi mừng lắm. Hai đứa con cũng vui ra mặt vì có “cơ ngơi” của riêng mình. Bố mẹ có chút buồn nhưng tuần nào con cháu cũng về sum vầy nên ông bà cũng vui.
Năm nay gần Tết, nghe đồng nghiệp nói chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại, tự nhiên tôi thấy có chút suy nghĩ. Bao năm nay, trong đầu tôi luôn mặc định người phụ nữ lấy chồng thì phải theo chồng. Tôi chẳng tâm lý được như ông đồng nghiệp ở cơ quan, mỗi năm cho vợ ăn Tết một nhà. Tôi cũng chẳng đủ bao dung để vợ về quê sớm từ mùng 1 Tết.
Nhà tôi nhiều việc nên năm nào, sớm cũng phải mùng 2 hoặc mùng 3 mới về nhà ngoại. Tôi cũng chưa từng hỏi vợ muốn ăn Tết ở đâu, thích về khi nào. Tôi mặc định vợ phải lo hết việc trong nhà mình thì mới đến lượt về quê ngoại.
Đó là tôi ích kỉ, luôn nghĩ cho mình. Nghe bạn bè bàn tán và nói chuyện, tôi lại cảm thấy bấy lâu nay mình quá vô tâm.
Năm nay, tôi cũng muốn học làm một người chồng tâm lý, chủ động đề nghị vợ về ăn Tết với bố mẹ đẻ, đón giao thừa ở đó. Muộn thì mùng 2 chúng tôi sẽ quay trở lại nhà nội.
Thấy chồng nói vậy, vợ tôi tỏ vẻ sững sờ: “Trời, có chuyện gì vậy, mặt trời mọc ở đằng Tây hả anh? Anh thực sự cho em về quê ăn Tết với bố mẹ đẻ à? Vậy thì nhà anh, anh định tính thế nào?”.
Tôi cười: “Thì anh đưa em và các con về ăn Tết với bố mẹ một năm không được à? Mùng 2 cả nhà lên thì lại là Tết. Cũng nhiều năm rồi em chưa được đón giao thừa ở nhà ngoại. Phần bố mẹ anh, cứ để anh lo”.
Nghĩ một lúc rồi vợ xua tay bảo: “Thôi, 8 năm nay em ăn Tết nhà nội cũng quen rồi, không cần đâu anh. Bố mẹ em ở quê có các chị em gái lấy chồng gần, nhà cũng có anh trai nữa. Giao thừa nào bố mẹ cũng đông đúc cháu chắt đến chúc tụng. Tất nhiên có em về thì đầy đủ hơn. Nhưng nhà em đầy đủ thì nhà anh lại thiếu người, cô đơn. Bố mẹ cũng chỉ có mình anh với hai đứa cháu nội. Tết mà không có ai, hai ông bà lại đi ngủ từ 8h tối thì buồn lắm.
Thực ra em cũng muốn về ngoại nhưng để vẹn đôi đường, tất cả cùng vui, em nghĩ mình cứ như mọi năm anh ạ. Tết ở Hà Nội cũng vui. Mùng 2 mình về ngoại, bố mẹ lại có thêm cái Tết nữa”.
Nghe vợ nói vậy, tôi có chút xúc động. Nhưng tôi vẫn cố động viên vợ là không sao. Bố mẹ rồi cũng sẽ quen nếu vợ chồng tôi thực sự thích mỗi năm ăn Tết một nhà. Nhưng vợ vẫn nhất định bảo vệ ý kiến, ăn Tết ở nhà chồng.
Thật ra tôi hiểu vợ là người chu đáo, lúc nào cũng nghĩ cho người khác nên không muốn làm ai khó xử hay buồn. 8 năm rồi, có lẽ vợ cũng đã quen với việc làm dâu và cái Tết ở nhà chồng. Tôi tin ngoài trách nhiệm còn là tình cảm chân thành vợ dành cho bố mẹ chồng. Tôi cũng tin nếu cô ấy thực sự muốn về đón giao thừa nhà ngoại, mẹ tôi cũng chẳng phản đối. Bởi nhiều năm qua, vợ đã vất vả, hết lòng vì gia đình chồng…
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết. Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan, vui lòng gửi về: [email protected] |
Độc giả Thành Trung(Hà Nội)
Giục vợ về ngoại đón giao thừa, chồng nhận câu trả lời đứng hình
Công việc của cô là mặc thử trang phục mai táng để giúp người thân của người đã khuất chọn một bộ trang phục phù hợp để mai táng.
Gắn bó với công việc này từ khi tốt nghiệp đại học vào năm 2013, Fang thử tất cả các loại quần áo được thiết kế cho người chết và đăng chúng trên Douyin, TikTok.
Cô cho rằng đây là một công việc có giá trị bởi vì người chết cũng xứng đáng được đối xử bằng sự tôn trọng giống như người còn sống, nếu không muốn nói là còn hơn cả người sống.
![]() |
Fang đăng những bức ảnh mặc thử quần áo dành cho người chết lên mạng xã hội. |
“Nhiều khách hàng đến cửa hàng chúng tôi thậm chí còn không dám chạm vào bộ quần áo vì đó là điều cấm kị”, Fang nói.
“Phải có ai đó xử lý những bộ trang phục này. Tôi mặc thử chúng để gia đình có thể đưa ra quyết định xem chúng có vấn đề gì không. Họ cũng có thể tìm ra những sai sót để chúng tôi cải thiện cho lần sau”.
Không giống như nhiều người khác, bắt buộc phải làm công việc này khi không tìm được việc làm, Fang quyết tâm gắn bó với nó ngay từ ngày rời trường đại học, nơi cô theo học chuyên ngành Quản lý tang lễ.
“Bố tôi đã cảnh báo khi tôi quyết định làm một người bán áo quan. Bố nói: ‘Đừng hối tiếc đấy’. Tôi trả lời ông rằng: "Không, con sẽ không bao giờ hối tiếc”, Fang nhớ lại.
Một ngày điển hình của Fang thường bao gồm các công việc: làm sạch cơ thể, trang điểm và mặc quần áo cho người chết. Cô thích công việc này vì nó mang lại sự thoải mái cho mọi người.
“Một số người chết với khuôn mặt cay đắng. Khi tôi dùng bàn tay mình làm cho họ trông an yên hơn, tôi thấy rất vui và hài lòng vì gia đình họ sẽ rất biết ơn”, cô nói.
Nhưng quyết định gần đây của Fang về việc mặc mẫu những bộ trang phục đã khiến cô bị chỉ trích nặng nề trên mạng.
Một số người đã nói những câu khó chịu như: “Bạn nên nằm xuống, sẽ trông giống người chết hơn”. “Cô thực sự không còn giới hạn nào”, một người khác nhận xét.
Nhưng Fang chỉ cười: “Họ có thể nói bất cứ điều gì họ thích. Tôi sẽ chỉ là chính mình”.
Ở Trung Quốc có một định kiến nhiều năm nay rằng những công việc liên quan tới cái chết sẽ mang lại những điều không may mắn. “Một số bạn cũ của tôi rất ngạc nhiên khi tôi nói về công việc của mình. "Tại sao bạn lại làm việc này? Tại sao bạn không chọn việc khác?", họ hỏi tôi như thể công việc này khiến tôi thua kém người khác”.
Fang thừa nhận, những ngày đầu tiên cô có sợ hãi, ngay cả khi đã có một người khác đi cùng cô.
“Lần đầu tiên được cử đi, tôi đã suy nghĩ rất nhiều trong suốt chặng đường. Trước đó, tôi chưa từng chạm tay vào một người chết. Tôi tự hỏi mình những suy nghĩ điên rồ như liệu ông ấy có đột nhiên bật dậy không… nhưng tôi đã gặp may.
Hoá ra đó là một cụ bà trông rất hiền lành và tôi không thấy sợ hãi chút nào. Đến lần thứ 2 và thứ 3 thì tôi không còn sợ hãi nữa”, cô nói.
![]() |
Fang hi vọng việc mặc thử sẽ giúp gia đình người đã khuất dễ dàng chọn trang phục phù hợp hơn. |
Fang đã từng chứng kiến rất nhiều cái chết nhưng tồi tệ nhất vẫn là cái chết của trẻ con và của những người trẻ chết trước cha mẹ họ.
Cô cũng không cố kìm nén cảm xúc của mình. Một lần, cô phải chuẩn bị cho một bà mẹ trẻ khoảng 30 tuổi chết vì ung thư, bỏ lại một đứa con gái mới 3 tuổi.
“Lúc bước vào, tôi thấy người chồng đang khóc nhưng bé gái chỉ chào tôi một cách rất điềm nhiên và lễ phép. Cô bé đề nghị tôi ngồi xuống để chơi cùng… Nó không biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã bật khóc”, Fang kể.
Những năm gần đây, sự kỳ thị với những người làm tang lễ đã giảm bớt nhiều và có nhiều người trẻ hơn gắn bó với ngành công nghiệp truyền thống này, Fang nói.
So với với các nghi lễ truyền thống, những người trẻ tuổi có xu hướng khiến những giây phút tiễn biệt mang tính riêng tư hơn cho gia đình người đã khuất.
“Ví dụ như trước kia chúng tôi chỉ sử dụng nhạc lễ truyền thống để tiễn đưa người chết. Nhưng khi thế hệ trẻ tham gia vào lĩnh vực này, những người thân được đề nghị chọn loại nhạc người đã khuất yêu thích”.
“Nó không nhất thiết phải là nhạc tang lễ buồn. Nó có thể là bất cứ loại nhạc nào người đã khuất thích hoặc người thân của họ thích. Nó làm cho buổi lễ trở nên ấm áp hơn, chứ không chỉ có sự ai oán”.
![]() |
Fang tư vấn cho gia đình người đã khuất chọn trang phục phù hợp. |
Mạng xã hội phát triển mạnh mẽ cũng giúp nhiều người có cơ hội tìm hiểu và đánh giá công việc của những người như Fang hơn.
Luo Liang, một trong những người hâm mộ Fang trên Douyin, nói rằng cô tôn trọng Fang vì thái độ sống của cô ấy. “Cô ấy làm cho chúng ta trân trọng cuộc sống và yêu thương những người xung quanh mình”.
“Những gì cô ấy làm khiến những người còn sống trân trọng cuộc sống của mình, còn những người chết sẽ ra đi một cách nhẹ nhàng”, một người hâm mộ khác chia sẻ.
Dân số có xu hướng già đi khiến số người chết ở Trung Quốc tăng lên nhanh chóng mỗi năm. Theo số liệu chính thức, số người chết năm 2013 là 9,72 triệu người đã tăng lên 9,98 người vào năm 2019.
Do đó, thị trường dịch vụ tang lễ ngày càng được mở rộng. Tổng doanh thu ngành này tăng gần gấp đôi - từ 21,6 tỷ USD vào năm 2013 lên 40,8 tỷ USD vào năm 2020.
Với Fang, việc giúp mọi người vượt qua thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống của họ lại chính là mong muốn của cô.
“Thực tế là càng làm nghề này lâu, tôi càng thấy thích thú với nó”.
Đăng Dương(Theo SCMP)
Có những nghề chỉ nói tới thôi đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà hoặc thậm chí ám ảnh. Nghề 'nghề trang điểm cho xác chết' tại Nhà tang lễ TP Hà Nội cũng là một nghề như vậy.
" alt="Làm nghề thử đồ cho người chết, cô gái trẻ bị dèm pha"/>Chia sẻ chủ đề của sự kiện, nhà sưu tập Thúy Anh cho biết, “Hồng Tâm” chính là vẻ đẹp của tâm hồn nhân hậu, hướng thiện và ước nguyện đưa cái tâm đẹp đến với tác phẩm đẹp, hành động đẹp.
Hai nội dung chính xuyên suốt sự kiện Vẻ đẹp Hồng Tâm là mạn đàm, chia sẻ về câu chuyện của vẻ đẹp nghệ thuật hướng tới cộng đồng với ba phần: Giá trị đẹp; Tác phẩm đẹp; Trái tim đẹp.
Dù có những kỷ niệm và cơ duyên gắn bó với nhau riêng nhưng tại sự kiện lần này, các văn nghệ sĩ luôn hướng đến câu chuyện vì cộng đồng trước khi đề cập đến yếu tố cá nhân.
Ôn lại giai đoạn đầy khó khăn đã qua, các nghệ sĩ đều mong muốn tiếp tục lan tỏa, thúc đẩy giá trị của nghệ thuật nói chung và mỹ thuật trong nước nói riêng đến với quốc tế bằng những con đường đẹp đẽ, nhân văn.
Họa sĩ Đào Hải Phong - người có nhiều tác phẩm được nhà sưu tập Thúy Anh sở hữu chia sẻ, các bộ sưu tập của chị không đơn thuần dừng lại ở sự tập hợp mà có gu riêng, thể hiện tinh thần lạc quan, nhân ái - một yếu tố rất quan trọng, mang tính quyết định tới giá trị đã được kiến tạo và định vị.
Tại sự kiện, nhà sưu tập Thúy Anh giới thiệu không gian trưng bày 8 bức tranh từ 8 họa sĩ, cũng là những khách mời của buổi trà đàm. Họ đều là những gương mặt tài năng, đóng góp nổi bật trong công tác thiện nguyện.
Phố tím của họa sĩ Phạm Luận là tác phẩm đã xuất hiện trong cuộc đấu giá tranh ủng hộ quỹ chống Covid-19. Bức tranh đặc biệt mang màu của phố cổ Hà Nội, lấy bối cảnh một góc phố Lãn Ông, có cây bằng lăng đang ra hoa tím như biểu tượng của tấm lòng thủy chung bền bỉ. Sau cuộc đấu giá, nhà sưu tập Thúy Anh đã sở hữu thành công tác phẩm.
Bình nguyên rực rỡ- tác phẩm nổi bật của họa sĩ Đào Hải Phong tạo ấn tượng với công chúng qua bầu trời, ngôi nhà, màu mây, tán cây… rực hồng ấm áp, căng đầy, gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng vào tạo nên lối riêng mà người mến mộ gọi tên là “Lối Phong”.
Cùng gam hồng, tác phẩm Sắc hồng của họa sĩ Phạm An Hải là một sáng tác mới khi đại dịch đã đi qua. Như một sự tiếp nối về tinh thần lạc quan, hy vọng, cái nhìn tươi sáng vào thực tại và tương lai của sự phục hồi, phát triển của đất nước.
Chung nhịp lạc quan, Đón xuâncủa họa sĩ Mai Xuân Oanh mang đến nét chấm phá thật nền nã mà tươi sắc không chỉ riêng với mùa xuân mà tất cả như gói trọn tình yêu, nhung nhớ.
Tác phẩm Bên hoa tháng tưcủa họa sĩ Lâm Đức Mạnh thể hiện chân dung của nhà sưu tập Thúy Anh được sáng tác đúng giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch Covid-19 ở Hà Nội. Trong khoảng thời gian giãn cách đúng dịp tháng tư, bức tranh ra đời với hình ảnh của những bông loa kèn tinh khôi bên người phụ nữ với dáng nét Hà thành kiêu sa như một khẳng định, dù thế giới có thay đổi và trải qua những thử thách gì, thì con người và mùa hoa Hà Nội vẫn mãi mãi là vậy.
Phố hồngcủa họa sĩ Trần Cường sáng tác thuộc chùm 9 bức tranh phố thể hiện khát khao được hít thở không khí của phố phường trong thời gian giãn cách, với các gam màu rực rỡ như chứa đựng niềm tin, hy vọng vào tương lai cuộc sống sẽ tươi sáng hơn.
Trong khi đó, tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Văn Đức mang tên Xuân vềcũng mang đến màu sắc tươi sáng, hữu tình được anh sáng tác trong giai đoạn giãn cách, như niềm mong mỏi được tự do thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên. Dù dịch bệnh nhưng thiên nhiên quanh ta vẫn tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Kèo vàng bóng đá Inter Milan vs Fiorentina, 02h45 ngày 11/2: Đòi nợ?!
Sơn Phong cho biết anh đang ở chung nhà với chị gái đã lập gia đình. Khi anh sống một mình, chị gái lo lắng những lúc anh ốm đau không người chăm sóc nên muốn anh về ở chung.
![]() |
Anh Nguyễn Sơn Phong |
Người đàn ông này dự tính sau khi lập gia đình, anh sẽ về nhà riêng của mình để sinh sống. Hiện căn nhà riêng này anh đang cho thuê.
Nói thêm về tài sản của bản thân, Sơn Phong gây “sốc” khi tiết lộ có tổng cộng 3 căn nhà ở TP.HCM. “Một căn ở Quận 10, một căn ở đường Phạm Văn Hai và một căn ở Bà Điểm (Hóc Môn). Hai căn cho thuê, còn một căn thì để người quen ở nhờ”.
Anh cũng chia sẻ thêm, trong số 3 căn nhà đó, có 2 căn anh được thừa kế sau khi ba mất. Một căn còn lại do anh mang 52 cây vàng để đi mua vào khoảng năm 2001-2002.
Anh được mai mối với chị Mộng Thường - người phụ nữ vui vẻ, hòa đồng và có trách nhiệm cao trong công việc. Chị khá nhút nhát và kỹ tính.
Chị Mộng Thường trải qua một mối tình năm 25 tuổi, chỉ kéo dài hơn 1 năm. Người yêu thường xuyên đi công tác xa rồi tự động rút lui. Trong quá trình đi làm, chị sống khép kín, môi trường làm việc lại toàn nữ nên không có điều kiện quen thêm ai. Chị muốn tìm người yêu thương mình và có trách nhiệm với gia đình.
Cũng như chị Mộng Thường, dù đã 43 tuổi nhưng Sơn Phong vẫn chưa lập gia đình. Anh từng có 10 năm yêu đơn phương một cô gái.
Sau mối tình đơn phương, Sơn Phong có quen thêm vài người nhưng họ đều đến với anh vì tiền. Trong đó, có một phụ nữ thuê căn nhà của anh, hứa hẹn nếu cho vay số tiền khoảng 3 cây vàng để trả nợ thì sẽ cưới. Tuy nhiên, khi anh chưa kịp cho mượn, 1 tuần sau, người đó đã lấy chồng Hàn Quốc.
Phút gặp mặt, anh Sơn Phong được nhận một chiếc đồng hồ từ chị Mộng Thường với lời nhắn nhủ: “Anh và em không còn trẻ, thời gian của chúng ta không còn nhiều, hãy nắm bắt cơ hội”. Anh Sơn Phong cũng biểu diễn khả năng chơi trống để “ghi điểm” với đối phương.
![]() |
Chị Mộng Thường |
Cả hai tỏ ra tâm đầu ý hợp khi trò chuyện cùng nhau. Chị gái của Sơn Phong cũng cho biết thêm, em trai không khéo ăn khéo nói nhưng rất tốt tính, thật thà và chăm chỉ làm ăn.
Ba mẹ đã mất, gia đình chỉ có ba chị em, nhưng hai chị chuẩn bị sang nước ngoài định cư nên muốn tìm cho anh Sơn Phong một người phụ nữ để bầu bạn. Về phía Mộng Thường, người bạn thân cũng mong cả hai cho nhau cơ hội để tìm hiểu vì cũng đã có tuổi.
Đến giây phút quyết định, cả hai khách mời đều bấm nút hẹn hò khiến MC Cát Tường vỗ tay vui mừng. Căp đôi nắm tay cho nhau cơ hội tìm hiểu để tiến tới hạnh phúc trong tương lai.
Lê Phương
Giây phút gặp mặt, chàng trai tặng cô gái chiếc áo trắng do chính tay anh may. Anh còn xâu kim, khâu hoa trang trí lên chiếc áo để tặng cô gái.
" alt="Hẹn ăn trưa tập 280: Anh bảo vệ sở hữu 3 căn nhà lên truyền hình tìm bạn gái"/>Hẹn ăn trưa tập 280: Anh bảo vệ sở hữu 3 căn nhà lên truyền hình tìm bạn gái